Thuật ngữ học Tiến_thoái_lưỡng_nan

Thuật ngữ song đề (dilemma) được cho là do Gabriel Nuchelmans (1922–1996) rút ra được từ các bản dịch sau này của văn bản logic thường được gọi là Dialectica, tác giả của nó là Lorenzo Valla sống vào thế kỷ 15. Valla tuyên bố rằng đó là từ tương đương trong tiếng Latinh của từ Hy Lạp dilemmaton. Nuchelmans lập luận rằng nguồn có khả năng là từ văn bản logic ra đời khoảng năm 1433 của George xứ Trapezous (1395–1486).[1] Nuchelmans cũng kết luận rằng Valla đã cố đưa vào lại vùng Tây Latinh một kiểu luận cứ không còn được sử dụng.[2]

Từ mới của Valla không được chấp nhận ngay lập tức vì người phương Tây lúc bấy giờ vẫn ưu tiên sử dụng thuật ngữ complexio của Cicero, cùng với từ conversio để chỉ sự rối tung rối mù của lý luận có tính tiến thoái lưỡng nan. Dù vậy, với sự ủng hộ của Juan Luis Vives thì từ dilemma đã được áp dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ 16.[3]

Ở dạng "bạn chỉ được chọn A hoặc B" — ở đây mỗi A và B là một mệnh đề dẫn đến một vài kết luận khác — và nếu áp dụng với tiền đề không đúng thì sẽ tạo ra song đề sai, tức là một dạng của ngụy biện.[4] Song đề thường được sử dụng như là "phép tam đoạn luận có sừng" (horned syllogism) để phân biệt với lối sophist có tên tiếng Latinh là cornutus.[5] Việc sử dụng từ sừng (horn) được cho là bắt nguồn từ cuốn sách Paraphrases (1548) của Nicholas Udall, dịch từ thuật ngữ Latinh cornuta interrogatio.[6]